Một trong những kinh nghiệm sống còn cần phải biết khi ở chung cư là cách đối phó và thoát hiểm với đám cháy. Mỗi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức cũng như kỹ năng để thoát chết trong tình huống trên. Phongtrosinhvien.net sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích và cần thiết về vấn đề trên.

Mỗi năm, các nước đều xảy ra tai nạn cháy chung cư để lại nhiều thiệt hại về người và tài sản, cùng những nỗi đau không thể nguôi ngoai. Biết được những kỹ năng cần thiết khi cháy chung cư không những bạn có thể tự cứu sống mình mà còn cứu sống được nhiều người khác. Xem thêm: cho thue phong tro tan binh

Phát hiện đám cháy

Khi phát hiện đám cháy chung cư, bạn phải bình tĩnh và hô hoán mọi người cùng dập tắt đám cháy
Photo: Khi phát hiện đám cháy, bạn phải bình tĩnh và hô hoán mọi người cùng dập tắt đám cháy. Nguồn: Internet.

Khi phát hiện thấy đám cháy, trước tiên bạn nên bình tĩnh và lập tức dập tắt đám cháy ngay khi còn kịp. Bạn nên dùng bình bột, bình khí CO2, cát, nước, chăn để ngăn đám cháy lan rộng. Nhanh chóng gọi 114, ấn chuông báo cháy và hô hào mọi người. Nếu đám cháy quá lớn, bạn nên tìm cách thoát hiểm.

Tiến hành thoát hiểm

Đầu tiên, bạn phải xác định vị trí đám cháy từ luồng khói tỏa ra. Nếu luồng khói phát ra từ trên cao hoặc ngay trong tầng bạn thì bạn nên nhanh chóng di chuyển xuống những tầng dưới theo thang bộ. Tuyệt đối không được đi thang máy khi có hỏa hoạn, bạn sẽ có nguy cơ bị ngạt khói hoặc bị kẹt lại do hệ thống thang máy bị thiêu rụi. Nếu luồng khói tỏa ra từ bên dưới thì bạn nên thoát hiểm lên sân thượng để tránh bị ngạt khói. Lưu ý, nếu tầng thượng bị khóa cửa thì không nên đi thang bộ lên bởi nếu thang bộ bị nhiễm khói thì đây sẽ là nơi tập trung khói dày đặc, dẫn đến nguy cơ bị ngạt cao.

Tuyệt đối không đến gần các thiết bị điện tử như máy lạnh, tivi, tủ lạnh, hay bình ga, sẽ có nguy cơ cháy nổ rất cao. Lúc di chuyển, bạn nên cúi thấp người, trườn, bò, lần theo vách tường và nhanh chóng thoát ra khỏi phòng kín để không bị chết ngạt.

Trước khi thoát ra một lối nào đó, để xem xét lối đi đó có bị lửa lan tới hay chưa, bạn nên dùng tay đặt vào cánh cửa để kiểm tra độ nóng bởi cánh cửa thường được làm bằng kim loại nên sẽ dễ dẫn nhiệt. Nếu sờ váo thấy nóng, hãy tìm lối khác, nếu bạn mở cửa, đám cháy sẽ phà vào người rất nguy hiểm. Nếu cửa không bị tác động nhiệt, hãy mở cửa từ từ và đè sát người vào cửa, khi có khói xuất hiện, lập tức đóng cửa lại và chèn kín vào các khe hở ngăn không cho khói lan ra ngoài. Ngoài ra, bạn nên dùng một chiếc khăn tẩm nước để bịt mũi, tránh bị ngạt do hít khói quá nhiều khói.

Khi ngoài cửa căn hộ đã bị bao vây bởi lửa, bạn di chuyển đến những chỗ thoáng như ban công, sân thượng; dùng các thiết bị chuyên dụng để thoát hiểm hoặc thắt chăn màn để thoát hiểm qua cửa sổ; tuyệt đối không nhảy từ cửa sổ, ban công trên cao xuống; chỉ cần qua khỏi tầng bị cháy rồi dùng thang bộ di chuyển đến nơi an toàn hoặc hô hoán, vẫy tay, kêu cứu lực lượng cứu hộ.

Cách ứng phó khi gặp nạn

Nếu không may bị ngã sập, đè, vùi lấp, nạn nhân trước tiên phải bình tĩnh, thở đều để chờ người đến cứu, hoảng loạn quá mức sẽ khiến bản thân kiệt sức và không còn sức chống chọi. Khi biết được có người đến cứu, cố gắng phát ra âm thanh để người đó phát hiện ra mình. Chú ý rằng khi quần áo bị cháy, tuyệt đối không được chạy mà phải nằm xuống, lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt.

Nếu nạn nhân bị ngất xỉu do ngạt khói và bạn là người ứng cứu, hãy nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng có khói, thông thoáng đường hô hấp bằng cách hô hấp nhân tạo. Nếu nặng hơn, bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng đưa tới ngay bệnh viện để được thở oxy.

Cách tránh ngộ độc khói trong đám cháy

90% nạn nhân chết trong đám cháy là do ngạt khói. Chính vì thế, biết cách tránh ngộ độc khói là kỹ năng sống còn khi xảy ra đám cháy. Khói độc sẽ tăng áp suất trong nhà kín rất nhanh, vậy nên bạn phải nhanh chóng mở các cửa chính, cửa sổ để khói thoát ra ngoài. Không mở cửa hướng có đám cháy tránh khói xông vào.

Bạn cũng có thể tham khảo kinh nghiệm chống khói bằng đệm được độc giả Minh Trần chia sẻ như sau: “Lấy một tấm đệm dựng lên một góc khoảng 45 độ và chui vào trong. Đối với cửa sổ, bạn để một khe thoáng phía trên khoảng 30cm để khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc ra ngoài trời. Đối với ban công, bạn dựng tấm nệm sao cho phần đáy của đệm tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó tránh khói”. Thực tế cách làm này đã giúp đã giúp cứu sống 4 người trong gia đình khỏi vụ hỏa hoạn.  Việc tránh được khói độc, bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc hỏa hoạn nguy cấp thời gian tính bằng giây. Cập nhật thông tin: thuê nhà trọ

Bên cạnh những kỹ năng để ứng phó với đám cháy chung cư. Để bảo vệ bản thân và gia đình, bạn cần phải tìm hiểu những kiến thức phòng cháy, góp phần hạn chế tai nạn cháy chung cư xảy ra. Mong rằng đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích để thoát hiểm trong đám cháy chung cư.